The Beatles Việt Nam

“Tín đồ” âm nhạc: Huỳnh Chí Viễn

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2008The Beatles Việt Nam

Sở hữu bộ suy tập hơn 3000 dĩa VCD, DVD, dĩa than của những ban nhạc ở Thập Niên 60-70 như: Bee Gees, Blacle Sabbath, Queen, Deep Purple, Beatles… (tất cả đều là đĩa gốc) với Huỳnh Chí Viễn dường như đó là gia tài vô giá.



Khi có điều kiện du học ở nước ngoài cũng là dịp để Chí Viễn tiếp nối đam mê sưu tầm dĩa nhạc từ ngày còn đi học của mình. Đơn giản vì: “Khi còn là cậu học trò trung học, tôi đã thích nghe những bài hát tiếng Anh và tự tìm những bản nhạc mà mình thích ở các tiệm băng dĩa rồi thu lại bằng băng cát-xét cất giữ”.

Không đơn giản chỉ là tìm, mà anh còn cất công đến tất cả những tiệm dĩa ở các bang của nước Mỹ, vào mạng tìm và đấu giá để mua những chiếc dĩa “hợp gu” với mình. Có khi, anh sẵn sàng dốc túi vài trăm đô để mua cho được những chiếc dĩa mà mình yêu thích. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy anh có tình yêu rất đặc biệt với những chiếc đĩa nhạc.

Qua sự giới thiệu của nguời thân, bạn bè, anh tiếp tục “công cuộc tìm kiếm” những chiếc đĩa quý: “Với người khác, những chiếc đĩa ấy có thể không có giá trị nhưng đối với tôi nó là một gia tài lớn. Tôi nghĩ, chỉ những nguời nào thực sự đam mê, am hiểu về nó mới thấy hết giá trị thật sự” – anh vừa nói vừa chỉ vào kệ lớn đang trưng bày rất nhiều loại đĩa khác nhau của mình. Đặc biệt trong bộ sưu tập của anh có những chiếc địa đã không còn xuất hiện trên thế giới (vì nó chỉ được sản xuất và phát hành có hạn ở một quốc gia hoặc tại một thời điểm nào đó) như: “The Kid’s no good” của Barry Gibb, “Sing slowly sister” của ca sĩ Robin Gibb. Thậm chí có những chiếc đĩa anh đã phải bỏ ra 700 đô la để được sở hữu vì chúng chỉ được phát hành đúng 200 bản như: “A kick in the head is worth Eight in the pants” của nhóm nhạc Bee Gees. Ngoài ra, bộ sưu tập của anh còn có những chiếc dĩa than được xếp vào “hàng độc”: E.S.P Bee Gees của band nhạc Bee Gees (chỉ phát hành ỏ đài phát thanh vào năm 1987) hay dĩa nhạc đầu tiên của nhóm này (được phát hành năm 1968). “Những chiếc đĩa của tôi cũng có nhiều nguời yêu thích, tỏ ý muốn mua lại với giá hơn 1000 đô la nhưng tôi không bán. Với tôi, khi đã đam mê thì vật chất không có giá trị. Tôi có thể có nhiều tiền nhưng khó có thể mua được những chiếc đĩa thế này”.

Có thể gọi anh là một “tín đồ” của âm nhạc cũng không ngoa vì cảm giác đầu tiên khi bước chân vào nhà anh chí là “không khí” của âm nhạc. Những poster của các ban nhạc nước ngoài nổi tiếng được dán đầy trên tường, kèm theo là những thông tin về họ được anh “cập nhật” bằng nhiều cuốn sách, tư liệu. Với anh, tìm hiểu những sự kiện âm nhạc trên thế giới, thông tin về ban nhac nổi tiếng nào đó cũng là một cách giúp anh có thể “yêu” hơn cái thú của mình. Nhìn những cuốn sách có phần cũ kĩ và phai màu vì thời gian cũng hiểu được phần nào giá trị: The year in music (phát hành năm 1978), Fabulous 208 (phát hành năm 1969) hay những cuốn tour book của nhóm nhạc Bee Gees (phát hành năm 1979 và 1989)…


“Nghe nhạc với tôi là cả một nghệ thuật, không chỉ nghe để thưởng thức những giai điệu, ca từ của nó mà còn “nghe” về cả những thông tin từ gốc tích, xuất xứ, ca sĩ, nguời hòa âm, phối khí, nhạc sĩ… Chỉ như thế mới có sự đồng điệu, mới thưởng thức hết cái hay của đĩa nhạc đó”. Đây cũng là lí do để anh tìm những đĩa nhạc gốc vì chỉ những đĩa gốc mới có đầy đủ thông tin mà anh cần.

Đặc biệt hơn nữa, trong “gia tài” sưu tập của anh còn có những loại nhạc cụ như: cây đàn violin bass hiệu Hofner năm 1964 của Paul McCartney (nhóm nhạc Beatles), đàn Autoharp, đàn Dulcimer hay chiếc Resonaroe chơi bằng ống slide.. hầu hết chúng được sản xuất cách đây hơn 20 năm và ở Việt Nam rất hiếm người có. Thú vị hơn, anh có thể chơi được bất cứ loại nhạc cụ nào ở trên. Giờ đây, ngoài thời gian dạy tiếng anh ở trường ngoại ngữ, khi rảnh rỗi anh tự sáng tác nhạc, tự thu âm, làm dĩa tặng bạn bè và “chăm sóc” gia tài quý báu đó của mình. “Tôi thường giải tỏa căng thẳng bằng các nghe nhạc, vệ sinh lau chùi những chiếc đĩa, canh lại dây đàn, sấy khô chúng để phòng ẩm.. đôi khi mình chăm chúng còn hơn cả bản thân”. Giờ đây Chí Viễn vẫn tiếp tục thú chơi này của mình bằng cách “tìm hàng” trên mạng hoặc nhờ bạn bè ở nước ngoài tìm mua gửi về… “Chi phí tuy hơi cao nhưng tôi vẫn chấp nhận vì đã lỡ đam mê rồi nên không thể từ bỏ”
Thu Thủy


Bài Viết Liên Quan

0 comments

Bài Đăng Phổ Biến

Video Thành Lập FC - 6/12/2015