The Beatles
The Beatles và A Day In The Life: Bức tranh siêu thực hoàn hảo về kiếp nhân sinh
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020The Beatles Việt NamAi
dường như cũng có một bài hát yêu thích của The Beatles dành cho riêng
mình. Có thể là một giai điệu ballad sâu lắng như “Here, There and
Everywhere”, hoặc sự vui tươi hồn nhiên của các cậu thanh niên Tứ quái
trong “Love Me Do”. Có người yêu nỗi khắc khổ hiện sinh của John Lennon
trong “Nowhere Man”, kẻ lại đắm chìm trong cái trữ tình của McCartney -
“And I Love Her’.
Những thành tựu mà Tứ quái The Beatles đạt được trên cả trường âm nhạc lẫn văn hóa - 13 album trong vòng 7 năm, đơn giản là quá vĩ đại để có thể đong đếm bằng lời lẽ.
Song những câu trả lời phổ biến nhất thường được đưa ra, ít nhất là với người nghe nhạc đại chúng, với một lý do hoàn toàn chính đáng, lại là bộ ba Yesterday, Hey Jude và Let It Be. Những chủ đề được đề cập đến trong bộ ba bài hát (đều là của Paul McCartney!) đều mang tính toàn thể và dường như bất kỳ ai cũng có thể liên hệ được. Ba bài hát với giai điệu đi vào lòng người, catchy, đóng vai trò như kim chỉ nam sống mỗi khi ta cảm thấy lạc lối trên đường đời.
Tôi lại quả quyết nói rằng, bài hát vĩ đại nhất của The Beatles nếu ta thực sự xem xét về tính nghệ thuật, không phải là Let It Be, hay Yesterday, hay Come Together hay Hey Jude mà chính là A Day In The Life.
Là track cuối cùng của album thứ bảy của The Beatles, Sgt Pepper’s Lonely Hearts Club Band, A Day In The Life xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng các bài hát của The Beatles theo tạp chí Rolling Stone và được đánh giá là một trong những sáng tác vĩ đại nhất của cặp đôi Lennon và McCartney.
A Day In The Life mở đầu bằng tiếng guitar acoustic nhẹ nhàng sau “show diễn” concept Ban Nhạc CLB những trái tim cô đơn của trung sĩ Pepper, đưa người nghe về với những gì gần gũi và thân thuộc nhất sau “chuyến hành trình” đầy màu sắc của album.
Mang một nét có phần siêu thực và mộng mị, chất giọng quen thuộc của Lennon lôi cuốn người nghe vào câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất vào một buổi sáng tinh mơ khi người đàn ông thức dậy và đọc báo.
Tone của bài hát đã khác hoàn toàn so với những bài hát trước trong album, chứ chưa nói đến việc khi ta so sánh với những giai điệu ba hợp âm ở thời kỳ đầu như “She Loves You” hoặc “I Want To Hold Your Hand”.
Những thành tựu mà Tứ quái The Beatles đạt được trên cả trường âm nhạc lẫn văn hóa - 13 album trong vòng 7 năm, đơn giản là quá vĩ đại để có thể đong đếm bằng lời lẽ.
Song những câu trả lời phổ biến nhất thường được đưa ra, ít nhất là với người nghe nhạc đại chúng, với một lý do hoàn toàn chính đáng, lại là bộ ba Yesterday, Hey Jude và Let It Be. Những chủ đề được đề cập đến trong bộ ba bài hát (đều là của Paul McCartney!) đều mang tính toàn thể và dường như bất kỳ ai cũng có thể liên hệ được. Ba bài hát với giai điệu đi vào lòng người, catchy, đóng vai trò như kim chỉ nam sống mỗi khi ta cảm thấy lạc lối trên đường đời.
Tôi lại quả quyết nói rằng, bài hát vĩ đại nhất của The Beatles nếu ta thực sự xem xét về tính nghệ thuật, không phải là Let It Be, hay Yesterday, hay Come Together hay Hey Jude mà chính là A Day In The Life.
Là track cuối cùng của album thứ bảy của The Beatles, Sgt Pepper’s Lonely Hearts Club Band, A Day In The Life xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng các bài hát của The Beatles theo tạp chí Rolling Stone và được đánh giá là một trong những sáng tác vĩ đại nhất của cặp đôi Lennon và McCartney.
A Day In The Life mở đầu bằng tiếng guitar acoustic nhẹ nhàng sau “show diễn” concept Ban Nhạc CLB những trái tim cô đơn của trung sĩ Pepper, đưa người nghe về với những gì gần gũi và thân thuộc nhất sau “chuyến hành trình” đầy màu sắc của album.
Mang một nét có phần siêu thực và mộng mị, chất giọng quen thuộc của Lennon lôi cuốn người nghe vào câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất vào một buổi sáng tinh mơ khi người đàn ông thức dậy và đọc báo.
“I read the news today, oh boy…”
Tone của bài hát đã khác hoàn toàn so với những bài hát trước trong album, chứ chưa nói đến việc khi ta so sánh với những giai điệu ba hợp âm ở thời kỳ đầu như “She Loves You” hoặc “I Want To Hold Your Hand”.
“About a lucky man who made the grade
And though the news was rather sad
Well, I just had to laugh
I saw the photograph
He blew his mind out in a car
He didn't notice that the lights had changed
“A crowd of people stood and stared
They'd seen his face before
Nobody was really sure if he was from the House of Lords”
And though the news was rather sad
Well, I just had to laugh
I saw the photograph
He blew his mind out in a car
He didn't notice that the lights had changed
“A crowd of people stood and stared
They'd seen his face before
Nobody was really sure if he was from the House of Lords”
Ở phần mở đầu của bài hát, ta dường như biết được ngay đây không phải là một câu chuyện bình thường: Đây là một thảm kịch được kể dưới góc nhìn chủ quan. Một gã trai qua đời vì tai nạn giao thông vì bất cẩn; cả toán người đứng nhìn xác anh và dường như họ đã nhận ra anh ở đâu đó rồi. Một gương mặt quen thuộc đối với giới công chúng, phân đoạn này của bài là lời tưởng nhớ đến Tara Browne, người thừa kế gia sản Guinness và cũng là một người bạn của John Lennon, đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vào cuối năm 1966.
“I saw a film today, oh boy
The English Army had just won the war
A crowd of people turned away
But I just had to look
Having read the book”
But I just had to look
Having read the book”
Tiếp nối là một câu chuyện như chẳng hề liên quan, khi người dẫn chuyện kể về lần tới rạp chiếu bóng và chứng kiến một bộ phim với nội dung liên quan đến chiến tranh. Và cũng vẫn xuất hiện một toán người, nhưng lần này họ lại quay đi chỗ khác - không hiểu lý do tại sao! Nhưng rồi mọi chi tiết dù vô lý, phi logic đến nhức cả đầu và khó hiểu đến mấy cũng chẳng còn quan trọng nữa, tiếp nối bằng câu hát tiếp theo của Lennon.
“I’d love to turn you on…”
“Turn you on” là một cụm từ lóng chỉ việc làm cho người khác thăng hoa bằng các chất kích thích, ở đây là LSD - một trong những nguồn cảm hứng sáng tác lớn nhất của The Beatles ở thời kỳ này. Giọng của Lennon vang vọng và dần dần tan biến vào trong hư vô, thay vào đó bằng tiếng dàn nhạc giao hưởng tăng trưởng về sức nặng theo cấp lũy tiến.
Tiếng chuông báo thức reo lên. Bất chợt, người nghe lại được đưa về cõi thực tại với những việc làm thường ngày: thức dậy, ra khỏi giường, chải tóc, lên xe bus và chuẩn bị cho một ngày mới. Đây là verse của Paul và nó hoàn toàn đậm chất Paul: Nó catchy, đời thường và chẳng hề có bất cứ hình ảnh mang tính thi vị hay qua lăng kính được siêu hình hóa như verse của John. Mọi thứ diễn ra nhanh chóng và dường như chẳng có chi tiết nào nổi bật.
“Somebody spoke and I went into a dream…”
“Ai đó thốt lên và tôi rơi vào một cơn mê…”
“Ai đó thốt lên và tôi rơi vào một cơn mê…”
Bài hát lại tiếp tục đưa ta vào một trạng thái mà theo tôi, không khác gì trạng thái “rơi tự do”. Tiếng “ahhh…”, không biết là của John hay của Paul, hay là của cả hai, dưới tay nghề của nhà sản xuất George Martin, mãnh liệt và chan chứa biết bao nhiêu xúc cảm tiềm thức. Nó là buồn mà nó cũng là vui. Nó là hồ hởi mà nó cũng là nỗi khiếp sợ hiện sinh.
Và rồi, một cách đột ngột, ta về lại với verse của John.
“I read the news today, oh boy…”
Anh ta lại đọc báo, thật quái gở!
“Four thousand holes in Blackburn, Lancashire
And though the holes were rather small
They had to count them all
Now they know how many holes it takes to fill the Albert Hall
I'd love to turn you on…”
And though the holes were rather small
They had to count them all
Now they know how many holes it takes to fill the Albert Hall
I'd love to turn you on…”
Bốn ngàn là số chiếc ổ gà tại Blackburn, Lancashire mà họ đếm được. và giờ họ biết có bao nhiêu “lỗ” ở nhà hát “Albert Hall”.
Lyrics của bài hát đến đây đã trở thành phần lót đường cho âm nhạc - thay vì là ngược lại như từ đầu bài hát đền giờ. Bất cứ nghĩa lý hay sự suy luận nào cũng đã tan biến khỏi thực tại và thay vào đó là một sự pha tạp những cảm xúc khác nhau hòa lẫn trong những âm thanh hỗn loạn của trận giao tranh giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái tập thể. Nếu như ta xét thêm cả bối cảnh khi bài hát ra đời thì nó còn là cuộc đối đầu giữa thế hệ cũ và thế hệ mới trong thập kỷ chuyển giao 1960 - thế giới sẽ chẳng phải đi đầu bởi sự cổ hủ mà sẽ là một thái độ trẻ trung, mới mẻ, tràn ngập những khả năng trong chính trị, nghệ thuật, văn hóa, xã hội, miền tư tưởng mà xưa nay chưa từng được khai quật.
Dàn nhạc ở đầu bài hát quay trở lại và lên, lên và lên mãi cho đến khi chạm đến nốt cùng, kết thúc một trong những album nhạc rock vĩ đại và có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử loài người.
Nốt nhạc cuối cùng, như thể một lời tuyên ngôn dưới dạng thanh âm, hàm súc những câu hỏi (cũng như câu trả lời) tu từ về kiếp nhân sinh. Đó là khoảng hờ ranh giới giữa sự sống và cái chết. Là sự bất định của con người và nỗi đoái hoài đi tìm một mục đích sống cao cả hơn nay đã có câu trả lời - sau tất cả các cuộc giao tranh, sau tất cả những mâu thuẫn, khoái lạc và khổ hạnh, những cung bậc cảm xúc và trải nghiệm hỉ nộ ái ố - và nó nằm ở đâu đó trong nốt cuối cùng ấy.
Đó chính là âm thanh của cái vĩnh cửu và hư vô giao thoa với nhau trên cung đường của cuộc sống, thời khắc hiện tại luôn luôn hiện diện ở ngay đó và là cán cân để ta xem xét nhìn nhận cái vô thường.
Tất cả các thành viên của Beatles thể hiện đột phá khả năng sáng tạo và kỹ thuật âm nhạc đến mức thượng thừa trong A Day in The Life. Không có bất cứ một chi tiết âm thanh nào có thể gọi là không cần thiết ở trong A Day In The Life. Mọi thanh điệu đều mang tính bổ sung cho nhau tạo nên sự đầy đặn một cách chặt chẽ. Phần trống được Ringo Starr kiểm soát một cách hoàn hảo và là nhịp đập để bài hát có thể được triển khai và ứng tác. Tiếng trống và giọng hát của John ở cả hai verse như có một sự giao tiếp ở một tầng hạ thượng hơn của nhận thức, bổ sung cho nhau mà cũng đặc tả sự mâu thuẫn nội tâm của con người - có lẽ là sự đối kháng giữa linh hồn và lý trí.
Nếu như ta coi mỗi bài hát của Beatles như một bức tranh thì A Day In The Life sẽ là bức họa vĩ đại nhất của ban nhạc: Nó được viết theo cấu trúc mini opera - được chia ra làm nhiều phân đoạn, mỗi phân đoạn có một đặc điểm khác nhau. Chính cấu trúc này đã mang một tầm ảnh hưởng sâu đậm đối với nền âm nhạc đại chúng và truyền cảm hứng thúc đẩy dòng nhạc pop-rock đạt đến một đỉnh cao hoàn toàn mới, tiêu biểu trong số đó về sau bao gồm Stairway To Heaven của Led Zeppelin hay Bohemian Rhapsody của Queen. Những cậu trai từng một thời hát về tình yêu nay đã trở thành những nghệ sĩ thực thụ, những nghệ sĩ mở đường dẫn lối cho một thế hệ những đứa trẻ hoa lá ở thời đại của sự thay đổi - thời đại với một lòng tin tưởng rằng, tình yêu và hòa bình có lẽ sẽ là câu trả lời cho tất cả!
A Day In The Life là một tác phẩm nghệ thuật có một không hai, là một ngày trong cuộc đời của John, Paul, George và Ringo, bốn cá thể vĩ đại nhất của lịch sử âm nhạc thế kỷ XX.
Một ngày của bạn diễn ra như thế nào?
Minh Tu Le
0 comments