The Beatles Việt Nam
The Beatles: The Pursuit of Happiness
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013The Beatles Việt Nam
“My only passions were books and music. As you might guess, I led a lonely life.” – Haruki Murakami.
Tối qua đi mua chai Sapporo uống, vừa uống vừa nghe anh John gào thét trong earphone “As long as you stand by me”, tự nhiên thấy buồn cười. Chính ra anh John hơi bay tí và chết sớm nhưng lại là người thành công nhất – về cá nhân trong 4 anh. Anh là một nghệ sỹ thực thụ, cái anh cần là tình yêu, và anh đã tìm thấy nó – trọn vẹn. Mặc dù có rất nhiều người phàn nàn là Yoko xấu, Yoko khó tính, Yoko điên – mà đúng là Yoko xấu thật. Nhưng John thấy ok là ok thôi. Ở nhạc của John có một chất hoang dã và mơ mộng, John sống một cách hạnh phúc với thứ âm nhạc và thế giới, mà người như tôi chỉ có thể ngưỡng mộ thôi. Tôi tin rằng, với một con người, hạnh phúc là cái họ cảm thấy, không phải cái người khác nhìn vào; và người hạnh phúc là người biết thế nào là đủ, và hợp với mình.
Nếu để nói về bài hát biểu tượng của John, thì theo tôi, đ** phải Imagine. Đầu tiên phải nói đến Strawberry fields forever, ảo diệu vô song chỉ vài bài của Pink Floyd sánh được. Đây không nghi ngờ gì là thành quả của thanh niên hút cần hút cỏ I was so high I did not regconize rồi viết nhạc. bài thứ 2 là Love. Love là bài cô đọng mọi suy nghĩ trong đời của John về tình yêu – đối với anh, là Yoko.
Nhìn lại, anh Paul lại luôn có cái gì đó cầm chừng, calm và cool trong nhạc. Nhưng hầu như không có happiness. Bài đầu tiên Paul viết là I lost my little girl, có vẻ như trói luôn Paul với những chia ly mất mát vô số kể sau này. Yesterday là một bản đặc biệt hay, nhưng về sự chia tay. The end of the end đặc biệt hay, nhưng là về sự bình thản trước cái chết. When Im 64 cũng rất hay, lại là một bản chứa đầy câu hỏi. (Khó nói đến các bản đề tên chung 2 người, vì đến giờ 2 anh già vẫn cãi nhau xem lúc nào ông nào đã viết nốt gì, dù 1 anh đã chết. Vợ anh đã chết tiếp tục cãi nhau cùng anh còn sống). Có một bản khá trong sáng yêu đời tươi vui của Paul là And I love her – “A love like ours could never die”as long as I have you near me – tưởng như yêu nhau mãi được thì tình yêu đó cũng cũng chết ngay 5 năm sau đó. Từ sau đấy Paul hình như phải có tới 5 6 bạn gái chính thức và 3 4 vợ gì đó, chưa kể kẹo mút chơi bời thêm bao nhiêu không biết được. Có thể có cách nghĩ khác, toàn gái xinh ngon thay liên tục thế còn gì hơn được. Bitch please, ai muốn tìm vợ, rồi cưới, rồi bỏ, rồi tìm, rồi cưới, yên vị được một tí rồi lại bỏ, suốt mấy chục năm cuộc đời? 30 40 tuổi còn có thể, giờ anh Paul đã quá cái 64 tận 7 năm rồi. 71 năm sống, dường như vẫn chưa yên vị được..
Phải nói Paul như nào? Có lẽ là ‘Không thể sống thiếu mất mát được’. Đến I’ll follow the sun nghe tươi tắn thế mà cũng phải bắt đầu bằng “One day you’ll look that I’ve gone” mới chịu được. Paul lúc nào cũng tìm một cái gì đó, một mặt trời nào đó ở rất xa, nhưng chưa bao giờ tìm được.
Dù sao thì tôi vẫn thích Paul, vì tôi không phải kiểu người như John. Có muốn cũng không sống được. Một ngày nào đó Paul sẽ nằm xuống, và bình thản, cho dù thấy hay không thấy thứ anh cần tìm. Có lẽ anh nghĩ vậy khi viết The end of the end:
At the end of the end
It’s the start of a journey to a much better place
And this wasn’t bad
So a much better place would have to be special
No need to be sad
Có kiếm được điều mình tìm suốt đời hay không, có lẽ cũng muộn rồi. Hoặc có thể, cay hơn, là tình yêu hoặc thứ anh tìm đó, đã bị anh đánh mất rất lâu rồi. Cái chết, the end of the end, là khởi đầu của hành trình mới, tới “a much better place”.
George là một người đặc biệt. rất đặc biệt. kiểu người không nói thì thôi đã nói là tuôn lời vàng ý ngọc. Anh chỉ có vài bài trong khoảng thời gian với The Beatles, nhưng đều là đỉnh cao. Here comes the sun, When my guitar gently weeps, rồi Something. Nếu nói John yêu Yoko và yêu cuộc sống ảo diệu của mình, thì George yêu guitar và âm nhạc. Anh viết nhạc như một người yêu mèo viết về mèo vậy, lúc nào cũng để chỗ cho tự tiếng guitar cất lên, và từng nốt nhạc cho guitar rất thân thương. George cũng hạnh phúc, vì anh tìm được tình yêu của mình. Chả thế mà sau khi chết anh để tiền cho mấy trường nhạc Ấn Độ. Tôi biết có một số người đặc biệt thích nhạc của George, vì đó là âm nhạc thuần âm nhạc, kiểu ‘Nghệ thuật vị nghệ thuật’. Nó giống như anh Cổ Long tả Tây Môn Xuy Tuyết kiểu kiếm khách trong mắt chỉ có kiếm, nên cứ nhất kiếm là tất sát vậy.
Nếu Paul cũng thế, có khi anh chết sớm cho thanh thản rồi. Còn giờ tìm mãi chưa nên còn sống đó thôi.
How about Ringo? Rất tiếc, tôi chả thích Ringo, hoặc khi so sánh với 3 người kia. Với tôi Ringo chỉ là một lucky guy, được trám vào đúng thời điểm The Beatles thiếu trống – not so right man but right time (sao viết đến đây lại nghĩ đến việc lấy chồng lấy vợ o.o ) – và theo con đường dài đẹp đẽ đầy hoa ấy đến hết cuộc đời. Sau đó, anh trở thành A Beatle, một con bọ trong đàn bọ vĩ đại, nên anh giàu, anh cưới, ly dị, có con, date chân dài, thỉnh thoảng lên báo nói những câu kiểu “‘Yeah. They (The Beatles) were lucky to get me. It wasn’t just that I was a big shot; I was a cool drummer.” Sẽ chẳng ai phản đối anh cả. Okay, anh cũng gọi là thành công và happy đấy, vì anh hiểu mình là ai và nên sống thế nào. but thats not my type.
Kết luận, anh John chắc là happy nhất vì anh thực sự hạnh phúc và để cho cả thế giới biết điều đó.. Anh George cũng happy nhưng hạnh phúc của anh là môt lone love, thế giới của George là thế giới của anh và âm nhạc. Mr. Ringo sống hào hoa phú quý rockstar không cần đòi hỏi thêm gì nữa. Anh Paul thì thôi, không nói nữa. John và George đều đã nằm xuống ở Strawberry fields for-ever rồi, còn Paul và Ringo đều hơn 70. có lẽ chỉ vài năm nữa, chỉ có thể nghe bản thu để nhớ về các anh bọ. rất nhanh thôi.
Thật buồn.
In my life I loved them all
Duy Đoàn
0 comments