The Beatles Việt Nam
THE BEATLES: Tune In – Từ góc nhìn của Fangirl
Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013The Beatles Việt Nam900 trang đi từ thời thơ ấu đến khi Tứ Quái đứng trước ngưỡng cửa của vinh quanh có một không hai trong lịch sử nhạc Pop – nghe thì tưởng là dài, mà xem ra vẫn chưa đủ thỏa mãn cơn khát của fan – nhất là các McLennon shipper – một cộng đồng không đông đảo, bị kì thị như quái thai của fandom nhưng cực kì hung hãn.
Nói vậy chứ đa phần các shipper nghiêm
túc – nghiêm túc tin tưởng vào McLennon – đều là những người khá tỉnh
táo; và trên thực tế John và Paul là hai chàng trai mới lớn nên đừng hi
vọng bầy hầy hường phấn. Tuy nhiên cũng không nên sớm thất vọng, tác giả
Lewisohn thường xuyên đả động vài gợi ý về tình cảm giữa hai người, và
để cho an toàn, sẽ kết luận là John và Paul thân nhau như anh em. Và đây
là vài phác họa cũng như dẫn chứng về cái gọi là “tình anh em” của họ, còn có phải anh em thật hay không thì… tui no comment.
Đại để John Lennon tuy quậy phá nghịch ngợm nhưng lại rất mê đọc sách, từ nhỏ đã biết viết kịch, làm thơ với chiếc máy đánh chữ (một vật xa xỉ thời bấy giờ).
Đi đến đâu, John cũng khiến mọi người phải ngước nhìn, John là người
hùng trong mắt những thiếu niên cùng trang lứa: ánh mắt bướng bỉnh ngang
tàng, điếu thuốc phì phèo trên môi, tóc mai dài, đầy phong trần và lãng
mạn ở tuổi 17. John hấp dẫn ở thái độ khiêu khích thì Paul chinh phục
bằng sự khéo léo. Nhờ có bố là nhạc công nghiệp dư, Paul biết chơi piano
và sáng tác từ rất sớm, lại còn là con ngoan trò giỏi, mặt mũi lại sáng
sủa dễ thương, được các cô bé hàng xóm âu yếm đặt biệt danh là cậu bé
Casanova vùng Speke (Boy Casanova of Speke). Tất nhiên cha của Paul – Jim McCartney
ngăn cấm thẳng thừng việc con trai kết bạn với một thành phần cá biệt
như John. Còn Mimi, người bác gái trông nom John, cũng coi thường xuất
thân nghèo hèn của Paul ra mặt. Tuy nhiên hai bạn vẫn vượt ra sự phân
biệt giai cấp, sự ngăn cản của gia đình để đến bên nhau.
“John and Paul’s shared
sense of fun was already strong, and laughing at cruelty was a big part
of it. As Paul says, ‘That was the kind of thing that seperated us from
other people. It meant we had our own world.’”
“John and Paul were closer
than ever at the end of 1958, a double-act forged through many
dimensions. No one ever made Paul laughed more than John.”
– Năm 1958, mẹ Julia của John qua đời trong một tai nạn giao thông. Còn
Mary, mẹ Paul, đã qua đời được hai năm vì bệnh ung thư. Sự kiện này đã
gắn bó John và Paul hơn bao giờ hết.]
“With George no longer at
school, Paul snuck alone into the college canteen to see John, but
probably less frequently than before. Cyn observed how he ‘tried hard to
impress John, posing and strutting with his hair slicked back to prove
he was cool, because John was very much the leader.’”
– Đoạn này John đã nhập học trường nghệ thuật và kết bạn với Stuart Sutcliffe, còn Paul vẫn còn là học sinh.
“He [Paul] quickly became
jealous with Stu’s relationship with John. He felt edged out, rejected,
hurt. A fourth playermight normally be expected to join a group in the
fourth position, but Stu came in nearer to the top, perhaps even second,
and Paul was pushed down. (…) Before, he would sit next to John on the
bus, with George alone in the seat behind.”
– Từ khi trở thành sinh viên, John bắt
đầu chơi với Stuart – một người bạn học tài hoa, tương lai rộng mở. Có
vẻ như Paul khá ghen với Stuart, nhưng Paul luôn dùng từ “we” mỗi lần
nói về sự ghen tị này (xem Anthology 1).
“…he [Paul] copied John by
insisting on her [Dorothy Rhones – bạn gái bấy giờ của Paul] adoption of
the Brigitte Bardot look, the black clothes and the blond hair. ‘He
gave me a list of rules that I had to stick to. John had the same rules
for Cynthia.’”
“Girlfriends could tag along
if they obey the rules: Dot says she and Cyn were allowed to sit with
John and Paul when they talked music but they had to stay silent – ‘We
weren’t allowed to open our mouths.’”
– Đoạn này… tui no comment.
“John was very nice but very
different. I got the feeling that he wouldn’t have bothered having us
here if Paul wasn’t friendly with me.”
– Pat Moran, một trong những fan đầu tiên của ban nhạc hồi tưởng lại.
Chí ít thì bằng cách tung hỏa mù này,
độc giả cũng có thể đi đến kết luận rằng Lennon/McCartney là hai người
bạn thân thiết, và tình cảm của Paul dành cho John có cái gì đó hơi ích
kỷ. Các sách vở trước đó vẫn thường bỏ qua mối quan hệ của hai người
(nhất là sách xuất bản ở Việt Nam, đa phần chỉ xoay quanh vị trí độc tôn
của John và tâng bốc mối tình John/Yoko lên tận mây xanh) nhưng
Lewisohn đã dành sự quan tâm xứng đáng cho Lennon/McCartney.
Cũng giống như một bộ tiểu thuyết hoành tráng, Tune In đòi hỏi sự kiên nhẫn, và những gì tui lọc ra đây là những đoạn rõ nét nhất thôi. Nếu bạn nào có ý định cầm cuốn sách 900 trang lên thì cứ xác định là không phải lúc nào cũng gặp những câu văn như vậy, nhưng không vì thế mà Tune In không hấp dẫn với fan.
Cũng giống như một bộ tiểu thuyết hoành tráng, Tune In đòi hỏi sự kiên nhẫn, và những gì tui lọc ra đây là những đoạn rõ nét nhất thôi. Nếu bạn nào có ý định cầm cuốn sách 900 trang lên thì cứ xác định là không phải lúc nào cũng gặp những câu văn như vậy, nhưng không vì thế mà Tune In không hấp dẫn với fan.
The Beatles nói chung và cặp đôi
Lennon/McCartney hết sức đáng yêu. Chẳng như lúc trở về từ Hamburg, Paul
bỏ ban nhạc, nghe lời bố đi làm thợ điện: “Though John also
came under labor pressure, from Mimi, he was having none of it, and was
genuinely shocked that Paul was prepared to brummer strive after
everything they’d been through together. “Paul would always give in to
his dad. His dad told him to get a job and he fuckin’ dropped the group,
saying, ‘I need a steady career!’ We couldn’t believe it. (…) As Neil
Aspinall remembered, John made himself crystal clear on the situation:
John said to Paul on the phone, ‘Either fucking turn up today or you’re
not in the band any more.’ And that lunchtime, when Paul bounced
in—‘Hi!’—and got up on stage with them, John said to him, ‘Right! You’ve
given up your fucking job.’” John remembered it too: “I told him on the
phone, ‘Either come or you’re out.’ So he had to make a decision
between me and his dad then, and in the end he chose me. But it was a
long trip.”
Sự tương phản rõ rệt trong tính cách của
John và Paul cũng phản ánh từ những chi tiết rất nhỏ nhặt như khi John
viết giới thiệu về mình bằng chữ in hoa: WRITE A COUPLES OF SONGS WITH PAUL và AMBITION: TO BE RICH thì Paul nắn nót và nhỏ nhẹ: Songs written with John (LENNON) – around 70 songs.
Các fan thời kỳ đầu nói John và Paul
giao lưu với khán giả nhiều hơn cả. John là leader thì đã rõ như ban
ngày, nhưng ở khía cạnh nào đó thì Paul cũng là leader. John thường diễn
trò phá phách, khua múa chân tay, đóng vai chàng gù Quasimodo hoặc nhảy
quanh sân khấu như khỉ đột, có những khi say khướt còn ợ cả vào micro
nhưng chẳng mấy ai cảm thấy bất bình hay khó chịu ra mặt. Với những đối
tượng không bị hớp hồn bởi phong cách hoang dại của John, đôi mắt nai và
hàng mi dài lúc nào cũng chớp lia lịa một cách cố ý của Paul đã sẵn
sàng tác chiến rồi, và các cô gái đều đi đến kết luận “Though you knew he was always aware of himself (…) you couldn’t help but like him”. Mỗi lần có yêu cầu gửi lên ban nhạc, John sẽ đọc to, chẳng hạn như: “Will Paul sing Till There Was You because he looks so lovely” còn Paul vờ như không nghe thấy, John sẽ nói: “He’s not looking but he’s listening to every word.”
Bề ngoài có thể cho rằng John gai góc còn Paul mềm mỏng, nhưng John có thể dễ dàng làm Paul trở nên gay gắt, còn ở cạnh Paul thì dường như John lại trở thành con người dịu dàng hơn. John đã từng đánh nhau với Stuart lẫn George, nhưng chưa bao giờ dùng vũ lực với Paul. Ngược lại, Paul mỗi lần gặp chuyện ẩu đả ở Hamburg thường chui xuống gầm bàn, lại có lúc điên tiết lăn xả vào Stuart. Tóm lại bạn John quá rành cái độ ngây thơ fake vô đối của bạn Paul, cũng biết bạn Paul gato bạn Stuart, nhưng bạn mặc kệ hậu cung đấu đá với nhau, thỉnh thoảng ném cho bạn Paul một tí quan tâm là đủ – đúng là có nghệ thuật thao túng người khác.
Bề ngoài có thể cho rằng John gai góc còn Paul mềm mỏng, nhưng John có thể dễ dàng làm Paul trở nên gay gắt, còn ở cạnh Paul thì dường như John lại trở thành con người dịu dàng hơn. John đã từng đánh nhau với Stuart lẫn George, nhưng chưa bao giờ dùng vũ lực với Paul. Ngược lại, Paul mỗi lần gặp chuyện ẩu đả ở Hamburg thường chui xuống gầm bàn, lại có lúc điên tiết lăn xả vào Stuart. Tóm lại bạn John quá rành cái độ ngây thơ fake vô đối của bạn Paul, cũng biết bạn Paul gato bạn Stuart, nhưng bạn mặc kệ hậu cung đấu đá với nhau, thỉnh thoảng ném cho bạn Paul một tí quan tâm là đủ – đúng là có nghệ thuật thao túng người khác.
Nghe ra thì chỉ có bạn Paul theo
đuổi bạn John, nhưng đợi đoạn sau tình thế sẽ dần dần xoay chuyển… mệt
quá, thôi bữa nào viết tiếp về Paris, cái chết của Stuart và Brian
Epstein =)))
Nam Tử / THEBEATLES.VN
0 comments